Lầu Năm Góc tìm cách giúp MiG của Ukraine bắn tên lửa đối không của Mỹ

Lầu Năm Góc tìm cách giúp MiG của Ukraine bắn tên lửa đối không của Mỹ

Phúc Nguyên
Phúc Nguyên: biên tập, dựng clip | Cẩm Tú: đọc voice
12/03/2023 14:11 GMT+7

Quân đội Mỹ đang tiến hành các nghiên cứu để tìm cách kết hợp các loại tên lửa không đối không hiện đại của phương Tây với các máy báy chiến đấu thời Liên Xô của Ukraine.

Lầu Năm Góc tìm cách giúp MiG của Ukraine bắn tên lửa đối không của Mỹ

Báo Politico của Mỹ mới đây dẫn lời 2 quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hiện đang xem xét việc tích hợp tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 lên máy bay MiG của Ukraine. 

AIM-120 vốn là loại tên lửa được thiết kế cho các máy bay chiến đấu phương Tây, như tiêm kích F-16 của Mỹ.

Nếu việc tích hợp này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên tên lửa không đối không của Mỹ được trang bị cho các chiến đấu cơ của Ukraine.

Đây được xem là một phần trong các nỗ lực tìm ra giải pháp cho nhu cầu bổ sung hỏa lực và phòng không của Kyiv trong bối cảnh một cuộc chiến lớn được dự đoán sẽ diễn ra vào mùa xuân năm nay.

Trước đó, Mỹ cũng đã cung cấp cho Kyiv các tên lửa không đối đất tiên tiến như tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, có thể kết hợp với chiến đấu cơ MiG và được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất như radar và hệ thống phòng không.

Tuy nhiên, việc kết hợp được tên lửa AIM-120 với MiG sẽ là một thành công lớn cho quân đội Ukraine

Dù vậy, quá trình tích hợp này cũng đặt ra các thách thức lớn. Tên lửa không chỉ cần được gắn lên máy bay mà còn phải "thiết lập được các giao tiếp" với radar của máy bay chiến đấu.

Để có thể bắn tên lửa hiệu quả, trước hết radar của máy bay phải cung cấp cho tên lửa thông tin về mục tiêu và dẫn đường cho tên bay đến vị trí đủ gần, sau đó tên lửa sẽ tự tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu.

Khó khăn chính hiện nay là việc các hệ thống của Mỹ và Liên Xô khác nhau đến mức tên lửa và máy bay không thể "nói chuyện" với nhau. 

Lầu Năm Góc chưa bình luận gì về thông tin này. 

Ukraine cũng đã thúc giục đồng minh phương Tây cung cấp các chiến đấu cơ hiện đại, nhưng yêu cầu này chưa nhận được hưởng ứng. 

Theo Politico, 2 phi công Ukraine hiện đang ở Mỹ tham gia chương trình đánh giá kỹ năng trên hệ thống lái mô phỏng ở căn cứ không quân Tucson, nhưng các quan chức nói họ sẽ không được lái máy bay Mỹ trên thực tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.