Sự thật về bức ảnh bị gọi 'điềm báo động đất, sóng thần' gây hoang mang

02/05/2024 09:35 GMT+7

Mạng xã hội ào ạt chia sẻ những bức ảnh được cho là chụp lại dị tượng dự báo động đất, sóng thần ở Việt Nam khiến nhiều người hoang mang. Sự thật ra sao?

Theo đó mới đây, một tài khoản mạng xã hội có tên H.L chia sẻ lại nhiều bức ảnh với dòng nội dung: Ảnh được chụp ở bãi biển Cửa Lò, Nghệ An, Việt Nam 29.4.2024. Bức ảnh ghi lại cảnh biển khi mặt trời ở gần đường chân trời. Tuy nhiên, mọi người dồn sự chú ý vào vệt sáng có hình thù lạ, nhìn giống một con cá đang lao lên khỏi mặt biển.

Sự thật về bức ảnh bị gọi 'điềm báo động đất, sóng thần' gây hoang mang- Ảnh 1.

Bức ảnh được mạng xã hội chia sẻ ào ạt những ngày qua

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Khi được một tài khoản bình luận, thắc mắc: "Là điềm báo gì nữa chị nhỉ? Sợ thật, mọi sự cứ hiện diện ngay trước mắt", thì được chủ tài khoản H.L trả lời: "Điềm báo động đất, sóng thần".

Ngay sau đó, bức ảnh nhận được hơn 55.000 lượt tương thích, bình luận và chia sẻ ào ạt trên mạng xã hội. Chưa rõ tính thực hư của thông tin trên, nhiều người tỏ ra hoang mang, cho rằng đây là "dị tượng", là điềm báo của những hiện tượng thiên tai sắp xảy đến.

Tài khoản N.Q.T cho rằng hiện tượng "dự báo năm nay hạn nặng nhưng mưa, lũ lụt kinh khủng. Báo hiệu một năm thời tiết bất ổn". Nickname Mỹ Duyên thì hoang mang: "Nhìn giống con cá nhỉ? Nhưng những hiện tượng như thế này không biết có gì đáng ngại không?”.

Sự thật về bức ảnh bị gọi 'điềm báo động đất, sóng thần' gây hoang mang

Trong khi đó, nhiều người cho rằng bức ảnh giống hiện tượng "cá chép hóa rồng", là một điềm lành. Một bộ phận cư dân mạng tỏ ra bức xúc, cho rằng bài viết đã lan truyền những thông tin sai sự thật, khiến người dân hoang mang bởi đây không phải dị tượng hay điềm báo nào.

Sự thật về bức ảnh

Quan sát những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) nhận định vệt sáng xuất hiện trong ảnh có thể do hiện tượng flare hay còn gọi là lóa ống kính, là thuật ngữ thường được dùng trong nhiếp ảnh.

Người đăng cho biết bức ảnh là điềm báo động đất, sóng thần khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân nhận định bức ảnh trong ảnh chụp màn hình nói trên đã được can thiệp photoshop

Người đăng cho biết bức ảnh là điềm báo động đất, sóng thần khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân nhận định bức ảnh trong ảnh chụp màn hình nói trên đã được can thiệp photoshop

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Hiện tượng do một nguồn sáng chiếu thẳng vào thấu kính của máy ảnh hoặc điện thoại, còn được gọi là ánh sáng chói của thấu kính, hoặc lóa sáng. Theo đó, hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng bị phân tán một cách lệch lạc không theo quỹ đạo hay nguyên tắc gì khi đi qua ống kính, khiến hình ảnh thu được trên cảm biến kém rõ nét, mờ, thậm chí mất hẳn các chi tiết trên khung hình. Flare xuất hiện trên những bức ảnh thường là các vệt sáng và các hình đa giác mờ nhòe.

Theo ông Tuấn, trong bức ảnh được mạng xã hội chia sẻ, hiện tượng flare vô tình tạo thành một vệt sáng khiến nhiều người liên tưởng tới hình những hình thù đặc biệt. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là sự ngẫu nhiên, cũng không phải là điềm báo cho bất cứ thiên tai hay hiện tượng nào.

Quan sát bức ảnh được mạng xã hội chia sẻ, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM cũng cho biết vệt sáng trong ảnh xuất hiện do hiện tượng flare.

Flare hay còn gọi là lóa ống kính, là thuật ngữ thường được dùng trong nhiếp ảnh

Flare hay còn gọi là lóa ống kính, là thuật ngữ thường được dùng trong nhiếp ảnh

CAO KỲ NHÂN

“Dấu vết được mọi người chú ý trong ảnh có thể do nước đọng trên camera và bị mặt trời chiếu vào. Chỉ cần thử nhỏ một giọt nước vào camera và chụp thẳng vào mặt trời là có thể ra những bức ảnh tương tự như vậy và hình dạng của vệt sáng trong ảnh cũng chỉ là một sự ngẫu nhiên, hoàn toàn có thể được lý giải một cách khoa học, không phải điềm báo hay dị tượng nào", nhiếp ảnh gia nhận định.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, những bức ảnh nói trên xuất phát từ một fanpage ở Nghệ An, do một người dân chụp lại và gửi về trang này. Theo đó, fanpage đã chia sẻ hình ảnh với dòng trạng thái thú vị: Khoảnh khắc đẹp của bình minh Cửa Lò sáng nay. Một vệt sáng như hình chú cá đang nhảy sóng trên biển Cửa Lò".

Hình ảnh kèm bài viết nhanh chóng nhận về "mưa tim" bởi hình ảnh đẹp của thiên nhiên, hoàn toàn không đề cập đến "điềm báo" hay "dị tượng" được một số trang mạng xã hội chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.