Pin gốc thực vật

16/12/2012 03:20 GMT+7

Hiện nay các điện cực trong pin lithium-ion được làm bằng kim loại. Trong tương lai gần pin sẽ thân thiện với môi trường hơn khi dùng thực vật thay thế. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt chất purpurin được chiết xuất từ rễ cây thiên thảo (ảnh) là sự thay thế hoàn hảo cho điện cực của pin. Purpurin đã được con người dùng nhuộm vải hơn 3.500 qua.

Tiến sĩ Arava Leela Mohana Reddy cùng đồng nghiệp ở các trường đại học Rice, Newyork và Phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ hợp tác nghiên cứu để nhận thấy, purpurin và một số phân tử sinh học khác chứa cacbonyl và nhóm hydroxyl cho phép electron đi qua dễ dàng. Nếu dùng được các phân tử sinh học này thay thế thì đây là giải pháp rất thân thiện môi trường.

 

Việc chế tạo điện cực với purpurin có thể thực hiện ở nhiệt độ bình thường, theo đó chỉ đơn giản giải thể purpurin trong dung môi cồn rồi thêm muối lithium vào. Khi dung dịch chuyển từ màu đỏ vàng sang màu hồng thì lúc đó ion lithium đã kết hợp với purpurin, loại bỏ dung môi để thu điện cực. Nhóm nghiên cứu cho biết sử dụng purpurin cùng 20% carbon thêm vào để cải thiện độ dẫn điện, nhờ vậy đạt được hiệu quả với trọng lượng pin giảm đi một nửa.

Việc dùng purpurin sẽ khuyến khích tăng số lượng trồng cây thiên thảo, giúp hấp thu carbon dioxide trong không khí. Loại pin mới sẽ ít độc hại đối với môi trường và dễ tái chế khi hết sử dụng. Các nhà nghiên cứu tin rằng loại pin lithium-ion thân thiện môi trường này sẽ có sản phẩm thương mại trong vài năm tới. Bên cạnh purpurin, các nhà khoa học còn tìm kiếm một số phân tử sinh học có tác dụng tương tự. (Theo Gizmag)

Tạ Xuân Quan

>> Cây bonsai sạc được pin cho “dế”
>> Tĩnh điện kéo dài tuổi thọ pin
>> Lắc "dế" để sạc pin
>> Pin đường
>> Pin không khí
>> Pin dẻo
>> Pin mặt trời trong suốt
>> Đồng hồ hết pin
>> Pin phun
>> Sạc pin bằng tay
>> Giã từ dây cáp sạc pin

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.