Bảo tàng tư nhân, giao lưu quốc tế

28/10/2012 18:45 GMT+7

(TNO) “Chắc chắn Hiếu "Mường" phải chịu bù lỗ nhiều khi tổ chức workshop nghệ thuật quốc tế tại đây”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho biết.

(TNO) “Chắc chắn Hiếu "Mường" phải chịu bù lỗ nhiều khi tổ chức workshop nghệ thuật quốc tế tại đây”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho biết.

>> Học lịch sử ở bảo tàng
>> Bất cập ở Bảo tàng Điện Bàn
>> Lập bảo tàng cho ban nhạc ABBA
>> Bảo tàng nhỏ, tầm nhìn lớn
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 4: Hiến kế “đánh thức” hiện vật
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 3: Lười trưng bày chuyên đề
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 2: “Vô hồn” vì thiếu tính nhân văn

bảo tàng
Người xem tạo hình giống như nhân vật trong tác phẩm thuộc chương trình “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn” để chụp ảnh - Ảnh: Trinh Nguyễn

Chuỗi hoạt động nghệ thuật “Dưới mái nhà sàn” tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường của Hiếu "Mường" (họa sĩ Vũ Đức Hiếu) được đánh giá là một liên hoan nghệ thuật quốc tế mà chính ngành văn hóa cũng ít khi tổ chức được. Ít khi tổ chức được bởi nó quy tụ được số lượng rất lớn các nghệ sĩ nước ngoài. Có tới 64 nghệ sĩ từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia hoạt động này. Có những nước như Indonesia gửi tới 10 nghệ sĩ. Hoạt động tại bảo tàng tư nhân này cũng kéo dài tới nửa tháng (từ 17.10 - 25.10 tại Hòa Bình và từ 26.10 - 4.11 tại Hà Nội).

“Tôi nghĩ chỉ việc lo đun nước uống cho các nghệ sĩ cũng mất khối công”, một họa sĩ nói nửa đùa nửa thật về hoạt động của nhóm nghệ sĩ Asia Art Link này.

Tất nhiên, nghệ sĩ đến chuỗi hoạt động này không phải để uống nước. Hai mục tiêu được nhắm tới là đối thoại, chia sẻ quan điểm nghệ thuật và cùng thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nghệ sĩ Trịnh Tuấn chia sẻ tại một số workshop tương tự ở Malaysia, sau khi kết thúc chương trình, làng biển nơi nghệ sĩ đến đã thu hút mỗi lúc một nhiều khách du lịch hơn. Tất nhiên, các nghệ sĩ cũng đã để lại toàn bộ sáng tác của mình lại ngôi làng đó.

Suốt nửa tháng trời, hoạt động tại bảo tàng tư nhân của Hiếu "Mường" không ngớt. Khám phá văn minh Mường thông qua hiện vật, dã ngoại tới các bản Mường nguyên sơ lân cận. Nghệ sĩ điêu khắc làm ngay trong xưởng đá, xưởng gỗ, xưởng hàn sắt thép… Hòa Bình - địa phương không có lấy một cửa hàng họa phẩm bỗng nhiên trở thành đại bản doanh của nghệ thuật. “Chúng tôi kỳ vọng nhận thức về nghệ thuật của người dân sẽ mỗi lúc một thay đổi”, một nghệ sĩ chia sẻ.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng lại hào hứng với sự chuyển biến nhận thức của chính nghệ sĩ. Tại đây, các nghệ sĩ Việt Nam được biết nhiều âm hưởng văn hóa khác nhau hơn, và cũng thấy được nhiều cách thức hoạt động nghệ thuật hơn. Chẳng hạn, một nghệ sĩ Đài Loan là Tsai Chit Rong đã giới thiệu về chuỗi hoạt động của mình để giáo dục nghệ thuật cho tù nhân. Những sáng tác của các tù nhân sau đó thậm chí còn bán được tiền. “Chúng ta đang có nguy cơ tụt hậu, và giao lưu là cách để tránh được điều đó”, ông Phan Cẩm Thượng nói.

Chỉ là một nhóm nghệ sĩ độc lập, một bảo tàng tư nhân, nhưng chương trình nghệ thuật “Dưới mái nhà sàn” là một kiểu hoạt động nghệ thuật khá năng động. “Chúng ta không kỳ vọng tác phẩm để đời. Nhưng những chương trình như thế này sẽ mang tới cho các nghệ sĩ nhiều cơ hội làm nghề”, ông Thượng nói.

Trinh Nguyễn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.