Sự hồi sinh chậm chạp

11/03/2013 03:00 GMT+7

Thảm họa động đất/sóng thần và khủng hoảng hạt nhân ở Nhà máy điện Fukushima số 1 cách đây đúng 2 năm bộc lộ đồng thời điểm yếu và thế mạnh của Nhật Bản.

Nó buộc chính phủ và người dân, chính giới và xã hội phải thay đổi và chấp nhận thay đổi. Đến nay, sự hồi sinh ở khu vực bị thiên tai diễn ra còn chậm chạp.

Ám ảnh về thảm họa vẫn rất nặng nề và việc khắc phục hậu quả không thuận buồm xuôi gió như thực tiễn đòi hỏi và mong đợi của người dân. Thảm họa quá khủng khiếp, lại đồng thời kéo theo những mối nguy hiểm từ các nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng. Cũng dễ hiểu khi hậu quả đến nay chưa được khắc phục hết và sự hồi sinh diễn ra chậm chạp. Hai năm là khoảng thời gian quá ngắn cho việc khắc phục hậu quả nặng nề của thảm họa ở đông bắc Nhật.

Điều đáng nói hơn cả về tác động và hậu quả của thảm họa này sau 2 năm là sự phân hóa sâu sắc trên chính trường và trong xã hội về việc sử dụng năng lượng hạt nhân và sự ám ảnh dai dẳng của cái gọi là “Hội chứng Fukushima”. Ngoài lựa chọn sử dụng năng lượng hạt nhân hay không còn có những câu hỏi cụ thể được đặt ra nhưng không dễ dàng có được câu trả lời về quan hệ giữa con người và môi trường sống đặc thù, giữa vùng bị thảm họa với các vùng khác trên đất nước, giữa người dân bị ảnh hưởng trực tiếp với những người không bị ảnh hưởng.

Vì thế, chính việc khắc phục hậu quả thảm họa không chỉ phản ánh thực trạng hiện tại ở Nhật mà sẽ còn cho thấy nước này mạnh yếu thế nào trong tương lai.

Thảo Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.