Phủ quyết trước, chấp thuận sau

15/03/2013 03:20 GMT+7

Việc Nghị viện châu u (EP) không phê chuẩn kế hoạch ngân sách dài hạn cho EU không gây bất ngờ bởi EP đã công khai dọa như vậy. Nhưng cũng chính vì thế có thể thấy thực chất sự phủ quyết này chẳng phải bất đồng quan điểm về nội dung ngân sách mà là quan hệ quyền lực giữa EP và Ủy ban EU.

Việc Nghị viện châu u (EP) không phê chuẩn kế hoạch ngân sách dài hạn cho EU không gây bất ngờ bởi EP đã công khai dọa như vậy. Nhưng cũng chính vì thế có thể thấy thực chất sự phủ quyết này chẳng phải bất đồng quan điểm về nội dung ngân sách mà là quan hệ quyền lực giữa EP và Ủy ban EU.

Từ trước tới nay, EP không có được vai vế và ảnh hưởng gì trong quá trình lập dự toán, thống nhất và thông qua ngân sách chung cho cả EU. Hiệp ước Lisbon sửa đổi lần đầu tiên cho EP quyền cùng quyết định về ngân sách, dù EP chỉ có thể chấp thuận tất cả hay bác bỏ tất cả. Khi có quyền, EP lập tức tận dụng.

Kế hoạch ngân sách dài hạn này là kết quả thương thảo và thỏa hiệp của các lãnh đạo 27 thành viên EU suốt 15 giờ liền. Sự phủ quyết của EP đồng nghĩa với việc họ giờ phải bàn tính lại từ đầu. Họ sẽ làm việc đó nhưng nhiều khả năng không sửa đổi hay điều chỉnh gì cơ bản. Họ chỉ cần tỏ ra cầu thị trước các vị dân biểu của EU, đề cao chứ không hạ thấp vai trò và uy quyền của EP. Khi đó, kế hoạch ngân sách với nội dung cũ - mới gì chắc cũng sẽ được EP phê chuẩn.

Thật ra, EP chỉ cần thể hiện vị thế quyền lực mới vì lâu nay bị Ủy ban EU phớt lờ. Sự phủ quyết vừa qua của EP báo hiệu tương quan quyền lực giữa EP và Ủy ban EU từ nay không còn mất cân đối như trước. Càng cải cách chính trị thì Ủy ban EU càng bị cắt giảm đặc quyền đặc lợi. Tình thế đó buộc Ủy ban EU phải tìm ra cách ứng xử thích hợp với EP.

Thảo Nguyên

>> Nghị viện châu u bác dự luật ACTA

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.