Chọn nghề y phải không ngừng trau dồi y đức

27/02/2011 01:00 GMT+7

Là Chủ nhiệm danh dự bộ môn Y đức - Xã hội học, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu từng có nhiều chia sẻ với các bác sĩ trẻ về y đức. Trao đổi với PV Thanh Niên, Bộ trưởng cho biết:

 
 

 Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu động viên các bác sĩ trẻ tình nguyện vì cộng đồng - ảnh: Ngọc Thắng

Trong những năm gần đây, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu rất đáng khích lệ, trong đó có các thành công về nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Chúng ta đã bắt đầu thực hiện thành công các kỹ thuật ghép tạng (tim, gan...), kỹ thuật can thiệp tim mạch, thụ tinh trong ống nghiệm, công nghệ tế bào, nano trong điều trị một số bệnh như ung thư máu, nhồi máu cơ tim, bệnh lý xương, bỏng...

Lãnh đạo Bộ Y tế và cá nhân tôi đánh giá rất cao các hoạt động do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã triển khai vừa qua. Các hoạt động này không những góp phần cùng ngành y tế triển khai những định hướng lớn của ngành, như động viên khuyến khích tuổi trẻ hướng về cơ sở, mà còn cùng xã hội thực hiện những hoạt động mang tính nhân đạo. Như tôi được biết, các chương trình khám, phát thuốc miễn phí cho đồng bào bị thiên tai trong các đợt lũ lụt vừa qua do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức tại các tỉnh miền Trung đã để lại dấu ấn hết sức rõ nét trong lĩnh vực tình nguyện vì cộng động. Bên cạnh đó, hoạt động vinh danh các thầy thuốc trẻ tiêu biểu đã góp phần cùng ngành y tế động viên kịp thời những gương cán bộ y tế trẻ có những đóng góp thiết thực cho ngành y tế và cho cộng đồng. Tôi hy vọng trong thời gian tới, các hoạt động này tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn nữa để cùng ngành y tế đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

    TS Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế

Phải thừa nhận là đội ngũ thầy thuốc trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận và triển khai thành công ứng dụng những tiến bộ y học này. Như tôi được biết, nhiều  thầy thuốc tham gia thực hiện các kỹ thuật cao là bác sĩ trẻ, ở độ tuổi dưới 40.

Thưa Bộ trưởng, y đức luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt quan trọng đối với các bác sĩ trẻ. Việc thành lập bộ môn Y đức - xã hội học có phải là một giải pháp thiết thực?

Trong đạo Phật, chữ "nghiệp" được diễn giải là "hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng và thân". Như vậy, trong chừng mực nào đó, có thể nói khi dấn thân vào nghề y, các cán bộ y tế đã mang cho mình một "nghiệp". Để làm tốt bổn phận của mình, cán bộ y tế phải luôn luôn phấn đấu để có cái tâm tốt với người bệnh, lời ăn tiếng nói ân cần và chăm sóc tận tình chu đáo. Tôi tin đội ngũ cán bộ y tế khi quyết định vào nghề y, ít nhiều cũng đã xác định cho mình đạo đức đặc thù của nghề nghiệp, mà như vẫn được gọi đó chính là y đức.

Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, để mọi cán bộ y tế tu dưỡng và thực hành tốt y đức, giữ được phẩm chất của người thầy thuốc là một việc làm hết sức khó khăn, không chỉ riêng ngành y tế mà cần được sự tham gia của toàn xã hội. Việc thành lập bộ môn Y đức, xã hội học của trường Đại học Y Hà Nội mới chỉ góp phần giáo dục y đức cho các sinh viên trường y.  Dù được dạy tốt - học tốt y đức, dẫu sao đây mới là khâu trên ghế nhà trường.

Là Chủ nhiệm danh dự Bộ môn Y đức, Xã hội học của ĐH Y Hà Nội, Bộ trưởng có chia sẻ gì với các sinh viên, các bác sĩ trẻ về vấn đề này?  

Y đức là sự tu dưỡng suốt chặng đường làm nghề, rèn luyện từ thực tiễn xã hội. Với đội ngũ thầy thuốc trẻ, việc học tập nâng cao y đức, trực tiếp tích lũy qua thực tế và gương những người đi trước càng cần thiết hơn nữa.

Trong thời gian đảm đương nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, điều gì khiến Bộ trưởng trăn trở nhất?

Có lẽ trăn trở lớn nhất của của tôi từ ngày nhận chức Bộ trưởng Bộ Y tế đến nay là giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện. Tình trạng quá tải bước đầu được giải quyết thông qua hàng loạt giải pháp như: nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị; giảm diện tích khu hành chính, tăng diện tích khu điều trị để kê thêm giường bệnh. Nhiều bệnh viện đã mở rộng loại hình điều trị ngoại trú; đặc biệt là việc triển khai Đề án luân phiên, luân chuyển cán bộ từ tuyến trên hỗ trợ các  bệnh viện tuyến dưới (Đề án 1816); phát triển và nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh... Trước mắt, một số giải pháp đã giúp giảm tải 30% cho tuyến trên với hàng chục ngàn lượt bệnh nhân được điều trị tại tuyến dưới, thay vì phải chuyển tuyến.

Tới đây, khi hoàn tất đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây mới bệnh viện thông qua nguồn vốn trái phiếu Chính phủ sẽ có thêm nhiều giường bệnh ở các tuyến điều trị. Trong đó, thêm nhiều giường bệnh dành cho bệnh nhân ung bướu, tim mạch, nhi khoa hiện trong tình trạng thường xuyên quá tải.  

Liên Châu (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.