Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới có lợi cho người bị tiểu đường

29/05/2023 00:10 GMT+7

'Tập thể dục thường xuyên vào buổi chiều được chứng minh là phương pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân mắc tiểu đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 rối loạn tuyến giáp phổ biến cần nhận biết sớm; Ăn sáng với 'thứ nhỏ mà có võ' này có thể giảm 35% mức đường huyết;...

Tập thể dục vào buổi này rất có lợi cho người bị tiểu đường

Tập thể dục thường xuyên vào buổi chiều được chứng minh là phương pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân mắc tiểu đường.

Nghiên cứu mới do các chuyên gia của Bệnh viện Brigham and Women's (thuộc Trường Y Harvard, Mỹ) và Trung tâm Bệnh tiểu đường Joslin (bang Massachusetts, Mỹ) hợp tác thực hiện cho thấy việc tập thể dục vào buổi chiều có thể giúp kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường so với các buổi khác trong ngày, theo chuyên trang News Medical.

Tập thể dục vào buổi này rất có lợi cho người bị tiểu đường - Ảnh 1.

Hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng tình trạng sức khỏe (đi bộ, đạp xe, bơi lội nhẹ nhàng…) giúp kiểm soát đường huyết

Shutterstock

Cụ thể, trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia đã tiến hành đánh giá dữ liệu sức khỏe của hơn 2.400 bệnh nhân trưởng thành mắc tiểu đường được theo dõi trong 4 năm liên tục.

Khi so sánh dữ liệu từ năm thứ 4 với năm đầu tiên, nhóm bệnh nhân thường tập thể dục buổi chiều cho thấy khả năng duy trì mức giảm đường huyết đều đặn. Sức khỏe của một số người trong nhóm này cũng trở nên ổn định và không cần phải tiếp tục dùng thuốc kiểm soát đường huyết. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.5.

4 rối loạn tuyến giáp phổ biến cần nhận biết sớm

Tuyến giáp tiết ra các loại hoóc môn đóng vai trò quan trọng với nhiều quá trình sinh học trong cơ thể. Tuy nhiên, tuyến giáp tiết ra quá ít hoặc quá nhiều hoóc môn đều sẽ gây bệnh.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm ở phía trước cổ. Một trong những chức năng quan trọng nhất của hoóc môn tuyến giáp là kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, hoạt động của tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể.

4 rối loạn tuyến giáp phổ biến cần nhận biết sớm dấu hiệu - Ảnh 1.

Cường giáp khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, gây ra các triệu chứng như tăng tiết mồ hôi, yếu cơ, lồi mắt và đi tiểu nhiều

SHUTTERSTOCK

Sự cân bằng của hoóc môn tuyến giáp rất quan trọng với cơ thể. Bệnh lý sẽ xuất hiện nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hoóc môn. Những bệnh do rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất gồm:

Cường giáp. Cường giáp là tình trạng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến tiết ra lượng hoóc môn vượt quá mức cần thiết. Hệ quả là làm tăng tốc nhiều chức năng của cơ thể. Bệnh cường giáp xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn đàn ông. Các triệu chứng thường gặp của cường giáp là tăng tiết mồ hôi, yếu cơ, lồi mắt, đi tiểu nhiều và một số triệu chứng khác. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.5.

Ăn sáng với 'thứ nhỏ mà có võ' này có thể giảm 35% mức đường huyết

Theo chuyên gia, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bệnh kiểm soát mức đường huyết một cách hiệu quả.

Đường huyết cao, nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu là ăn hạt bí.

Ăn sáng với 'thứ nhỏ mà có võ' này có thể giảm 35% mức đường huyết - Ảnh 1.

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh có thể rất hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết cao

Minh họa: Shutterstock

Tiến sĩ Deborah Lee, bác sĩ lâm sàng từng làm việc nhiều năm tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, chia sẻ rằng, thêm những "hạt nhỏ mà có võ" này vào bữa sáng có thể giảm đến 35% lượng đường trong máu.

Sở dĩ hạt bí làm được điều thần kỳ trên là nhờ các lý do đặc biệt sau:

Kho chứa magie cải thiện độ nhạy insulin: Chỉ 1 khẩu phần 28 gram hạt bí cung cấp 40% lượng magiê khuyến nghị hằng ngày. Tiến sĩ Lee giải thích: Tăng lượng magie giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng kháng insulin.

Hạt bí giàu kẽm: Một thành phần khác của hạt bí đóng "vai trò sống còn" trong quá trình chuyển hóa đường huyết là kẽm. Kẽm rất cần cho quá trình tổng hợp insulin. Kẽm cũng liên kết với các vị trí thụ thể insulin và kích hoạt các con đường insulin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.