Ngắm cờ Tổ quốc nơi Kinh thành Huế tung bay trong lễ 30.4

Lê Hoài Nhân
Lê Hoài Nhân
30/04/2024 13:52 GMT+7

Kỳ đài trong kinh thành Huế là một trong những công trình biểu tượng của cố đô Huế, nơi đây đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của dân tộc.

Hòa chung cả nước hướng về đại lễ 30.4 (Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước), tại cố đô Huế, cờ đỏ sao vàng trên kỳ đài Huế được thay mới, tung bay phất phới giữa bầu trời xanh...

Theo tư liệu lịch sử, Kỳ đài Huế được xây dựng cùng các công trình khác trong Đại Nội vào năm Gia Long thứ 6, tức năm 1807. Công trình được dựng giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi Pháo đài Nam Chánh. Nơi đây được xem là nơi treo cờ của triều đình.

Theo tư liệu lịch sử, kỳ đài Huế được xây dựng cùng các công trình khác trong Đại Nội vào năm Gia Long thứ 6, tức năm 1807. Công trình được dựng giữa mặt nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Nơi đây được xem là nơi treo cờ của triều đình

LÊ HOÀI NHÂN

Sau khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng cho xây dựng hoàn chỉnh Kinh thành Huế, Kỳ đài cũng được tu sửa và hoàn thiện vào năm 1840.

Sau khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng cho xây dựng hoàn chỉnh Kinh thành Huế, kỳ đài cũng được tu sửa và hoàn thiện vào năm 1840

LÊ HOÀI NHÂN

Cột cờ trước đây làm bằng gỗ cao hơn 30 m, song bị bão đánh gãy nên dưới thời vua Thành Thái được thay bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy. Năm 1948, cột cờ được xây lại bằng bê tông cốt sắt với chiều cao 37 m

Cột cờ trước đây làm bằng gỗ cao hơn 30 m, song bị bão đánh gãy nên dưới thời vua Thành Thái được thay bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy. Năm 1948, cột cờ được xây lại bằng bê tông cốt sắt với chiều cao 37 m

LÊ HOÀI NHÂN

Kỳ đài được bố trí súng thần công để phòng thủ.

Kỳ đài được bố trí súng thần công để phòng thủ

LÊ HOÀI NHÂN

Ngày 23.8.1945, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ đài thay cho lá cờ hình quẻ ly của triều đình nhà Nguyễn. Đặc biệt, ngày 26.3.1975, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam lại được kéo lên Kỳ đài, đánh dấu sự kiện Thừa Thiên - Huế được giải phóng.

Ngày 23.8.1945, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh kỳ đài thay cho lá cờ hình quẻ ly của triều đình nhà Nguyễn. Đặc biệt, ngày 26.3.1975, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lại được kéo lên kỳ đài, đánh dấu sự kiện Thừa Thiên - Huế được giải phóng

LÊ HOÀI NHÂN

Du khách check - in trên bờ thành của Kỳ đài

Du khách check - in trên bờ thành của kỳ đài

LÊ HOÀI NHÂN

Nhiều du khách chụp lại kỳ đài khi tham quan Đại nội Huế

Và chụp lại kỳ đài khi tham quan Đại nội Huế

LÊ HOÀI NHÂN

Xem nhanh 20h: Rực rỡ cờ Tổ quốc trong ngày 30.4

Kỳ Đài Huế là một trong những công trình triều Nguyễn nằm trong hệ thống di sản được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1993. Hằng năm, đến các ngày lễ quan trọng, lá cờ Tổ quốc trên Kỳ đài sẽ được thay mới.

Kỳ Đài Huế là một trong những công trình triều Nguyễn nằm trong hệ thống di sản được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1993. Hằng năm, đến các ngày lễ quan trọng, lá cờ Tổ quốc trên kỳ đài sẽ được thay mới

LÊ HOÀI NHÂN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.