Yêu thêm giá trị tết: Năm nay, mẹ có bận rộn như tết xưa ?

17/01/2014 05:00 GMT+7

Khoảng 10 năm về trước, cứ đến đầu tháng chạp là nhà nhà đã rục rịch chuẩn bị tết. Còn thời nay, chỉ cần một buổi tất bật, hối hả ở chợ, siêu thị là mẹ đã “gom” được cả một cái tết đủ đầy, chẳng thiếu món ngon của lạ nào.

 
Tự tay thả cá chép để đưa ông Táo về trời, trẻ sẽ lớn lên cùng bài học gần gũi, dễ hiểu về việc sống tốt

Đâu rồi chiếc bánh chưng nóng hổi vớt lên trong sự reo hò của con trẻ, đâu rồi hũ củ kiệu dưa hành thấm đẫm cái nắng hanh hao của tháng chạp?

Khi mẹ không có thời gian chuẩn bị tết

Gác lại công việc ở cơ quan, người mẹ thời nay gần như chỉ còn vỏn vẹn ngày 30 tết để thu vén cho gia đình một cái tết thật tươm tất. Có thấy người mẹ ngược xuôi trong ngày cuối cùng của năm cũ mới thấy thương cho những vất vả thầm lặng của họ trong suốt một năm ròng rã.

May mắn làm sao, chị em cũng chỉ cần vòng vèo một buổi là mâm cỗ tết đã ê hề với bánh chưng, bánh tét, chả giò, củ kiệu, thậm chí là cả nồi thịt kho, thịt đông… cũng được làm sẵn. Đó là còn chưa kể đến các dịch vụ chuẩn bị tết trọn gói từ A - Z, từ bày mâm ngũ quả, trang hoàng nhà cửa đến chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên…

Vẫn biết là người mẹ nào có còn cách khác nhưng vẫn thấy xót xa quá vì cứ như thế thì cái hồn tết đã vơi đi quá nửa mà niềm háo hức ngóng chờ tết có còn long lanh trong mắt trẻ con?

 

Cho con trải nghiệm tết thật ra lại bắt đầu từ những việc rất đơn giản như cho con nhặt lá mai, rửa lá dong, lau lá chuối, làm mứt tết, khai bút đầu xuân... để tết của con thêm trọn vẹn dù tay con có chút lấm lem hay quần áo vấy bẩn. Hãy cùng Omo cho con yêu thêm giá trị tết, lấm bẩn lại càng hay!

Hãy cho con một cái tết trọn vẹn !

Ngày tết có thể coi là yếu tố hệ trọng nhất trong sự luân chuyển thời gian giúp chúng ta có cơ hội củng cố lại những giá trị của gia đình. Tỉ như việc gói bánh chưng cốt là để con cháu tề tựu bên nhau mà cùng rưng rưng dâng lên ông bà và tổ tiên tấm lòng thành kính, hiếu thảo.

Tiếng tí tách của những thanh củi cháy, hơi ấm lan tỏa từ bếp lửa hồng rực, cái cảm giác ngồi trong lòng ngoại canh nồi bánh và được nghe kể biết bao nhiêu chuyện “nhà mình hồi xưa…” trở thành quá khứ quý giá. Nhờ có những ngày xa xưa ý nghĩa đó mà nhiều đứa trẻ khi đã lớn lên thành những ông bố, bà mẹ vẫn khắc khoải ngóng chờ những ngày xuân về để truyền lại cho đứa con bé bỏng tình yêu tết nồng đượm.

Cùng mẹ chuẩn bị mâm ngũ quả, bài học về sự tôn kính gia tiên đâu còn khó hiểu. Tự tay thả cá chép về trời, con sẽ ý thức sống hướng thiện, làm điều tốt vì ông Táo sẽ bẩm tấu tất cả với Ngọc Hoàng.

Vì thế, vào dịp tết, dù bận bịu đến đâu, chỉ cần bố mẹ giữ lại một vài nếp sinh hoạt truyền thống trong khả năng cho phép, lớp con trẻ sẽ được thừa hưởng không chỉ niềm vui tết đáng nhớ của tuổi thơ, mà cả những bài học đầu đời sâu sắc về truyền thống dân tộc và đạo lý làm người. Và như thế, tết với trẻ sẽ trở nên sinh động và trọn vẹn hơn. Từ đó, tết mới thật sự trở nên thiêng liêng, cao quý, thành một dòng chảy văn hóa tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác.

Ý kiến

Suốt cả năm, người mẹ cũng vất vả quá rồi nên đừng khiến cái tết trở thành trách nhiệm quá nặng nề với mẹ. Việc chuẩn bị tết chỉ nên dừng lại ở mức tương đối thôi, không nên bày vẽ, cầu kỳ quá. Bùi Thị Hoàng Anh (Q.2, TP.HCM)

Có mệt hơn một chút khi tự tay gói bánh, trang hoàng nhà cửa, nấu cỗ dâng lên tổ tiên… nhưng bù lại tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đem được không khí tết về cho cả gia đình. Đặc biệt là lũ trẻ cứ tíu tít khi được cùng bố mẹ chuẩn bị đón tết. Phan Minh Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội)

Diệp Anh

>> Lên Mộc Châu mua đào rừng đón Tết
>> Đón tết trong những căn nhà mới
>> Dựng nêu đón tết
>> Nào, cùng về nhà đón tết

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.