Dùng xe máy chở thiết bị BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP.HCM

Mai Hà
Mai Hà
07/12/2023 17:52 GMT+7

Lực lượng chức năng phát hiện một cá nhân thực hiện hành vi dùng xe máy chở thiết bị BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP.HCM.

Thông tin trên được nêu ra tại cuộc họp báo cung cấp thông tin hoạt động của Bộ TT-TT tháng 11 diễn ra chiều 7.12. 

Dùng xe máy chở thiết bị BTS phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP.HCM - Ảnh 1.

Một thiết bị BTS giả

T.N

Bộ TT-TT cho biết, về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tần số, công tác thanh kiểm tra các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện tiếp tục được triển khai nhằm đảm bảo sự chấp hành các quy định pháp luật về tần số.

Qua đó đã phát hiện một số vụ vi phạm về sử dụng thiết bị vô tuyến điện như không có giấy phép, sử dụng thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép...

Trong tháng 11, Thanh tra Bộ TT-TT đã xử lý 40 vụ vi phạm về sử dụng tần số. Đáng chú ý, ngày 6.12, cơ quan này phát hiện một vụ cá nhân thực hiện hành vi dùng xe máy chở thiết bị BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP.HCM.

Về rà quét, phát hiện và cảnh báo an toàn thông tin mạng, trong tháng 11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã rà soát và ghi nhận 47 website bị chèn nội dung quảng cáo (18 website thuộc 7 bộ, ngành và 29 website thuộc 13 tỉnh, thành phố), đã gửi cảnh báo đến các đơn vị chủ quản để xử lý.

Đối với công tác đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, trong tháng 11, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 246 bài viết vi phạm; 6 tài khoản giả mạo và 66 group vi phạm với số lượng thành viên lên đến hơn 200.000 người; 17 trang quảng cáo, mua bán hóa đơn trái phép (tỷ lệ 90%).

Google cũng đã gỡ 262 video vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 96%); 3 tài khoản có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước chứa hơn 11.366 video. TikTok đã chặn, gỡ 12 nội dung vi phạm (tỷ lệ 92%), xóa 10 tài khoản có nội dung vi phạm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.